Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cách xử lý khi giày bị chật hiệu quả tại nhà

Cách xử lý khi giày bị chật hiệu quả tại nhà

  • bởi

Những đôi giày mới mua luôn đỏng đảnh khó chịu, khiến bạn vất vã trong việc di chuyển. Hãy tham khảo 8 cách sau đây nhé.

Phải làm sao khi lúc thử ở trong tiệm thì vừa vặn, đẹp đẽ vậy mà vừa mang về nhà hôm trước, hôm sau chuẩn bị mang đi chơi thì đôi giày bỗng dở chứng với nhiều tình huống giày bị chật,  rộng quá, mang đau chân quá? Lý do là do cách bạn bảo quản giày không hợp lý khiến giày bị biến dạng, hoặc do lúc mua bạn chỉ chú ý kiểu dáng, không thử giày trước cho thật kỹ càng, hoặc do da giày còn mới, khi di chuyển gây ma sát với bàn chân khiến chân bị phồng đau.  Hãy để meovat gợi ý cho bạn một số cách xử lý với đôi giày bị chật này nhé! 

1. Dùng máy sấy tóc 

Giày lúc mua về nếu cảm thấy không thoải mái khi di chuyển thì trước tiên hãy mang thêm một đôi vớ dày vào chân rồi mới mang tới giày. Sau đó dùng máy sấy. sấy đều xung quanh bên ngoài đôi giày. Khi cảm thấy giày nóng lên, hãy cử động ngón chân. Cách làm này sẽ giúp tạo độ rộng đôi giày phù hợp với kích cỡ chân của bạn. Làm như vậy sẽ không lo phồng rộp chân nữa. 

2. Dùng rượu 

Với phương pháp xủ lý giày bị chật bằng rượu này có hai cách để thực hiện. Thứ nhất bạn có thể cho rượu vào bình xít rồi phun trực tiếp lên chỗ bị chật và để ở nơi khô thoáng cho bay bớt mùi. Thứ hai, nếu ngại chất cồn trong rượu sẽ trực tiếp  làm hư hỏng da giày thì hãy cho rượu vào túi kéo nhựa, sau đó đặt túi rượu vào chỗ bị chật và để qua đêm.

3. Dùng phấn rôm 

Nếu giày mang bị chật, ma sát với bàn chân hãy thoa một ít phấn rôm lên vùng da giày đó rồi mới mang giày vào, hoặc rắc phấn xuống phần lót đế giày. Phấn rôm có tác dụng hạn chế đổ mồ hôi chân, giảm ma sát khi di chuyển giúp chân bớt đau và còn phòng tránh mùi hôi giày nữa. 

4. Dùng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm với tính chất dưỡng ẩm và làm mềm sẽ giúp làm mềm phần da giày khô cứng. Chẳng những thế nên thoa kem dưỡng vào cả chân, như vậy vừa giúp da mềm mịn, vừa hạn chế sưng phồng da chân khi di chuyển. 

5. Dùng silicon 

Nếu đôi giày mua về quá rộng, khiến bạn vất vả khi di chuyển hãy sử dụng miếng lót silicon. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại miếng lót với nhiều chất liệu mẫu mã khác nhau, không chỉ giúp đôi giày vừa vặn mà còn có thể tăng thêm chiều cao nữa. 

6. Dùng khoai tây 

Khoai tây gọt vỏ sau đó nhét vào trong chỗ giày bị chật. Khi khoai tây tiếp xúc với da giày trong một thời gian, sẽ làm mềm da giày, tạo sự rộng rãi thoải mái cho đôi giày khi mang.

Dùng nước

Đây là một trong những mẹo giúp làm giãn giày bị chật đơn giản nhất.

Bước 1: Lấy 2 chiếc túi chắc chắn, đổ đầy nước vào túi sau đó bịt kín miệng túi lại sao cho nước không bị chảy ra ngoài.

Bước 2: Đặt 2 túi nước vừa chuẩn bị vào những chỗ muốn nới rộng ra như: mũi giày, gót giày.

Tiếp theo, dùng một chiếc túi khác bọc đôi giày lại rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng 1 ngày. Sau khi lấy giày ra khỏi tủ lạnh, mọi người nên để khoảng 30 phút rồi mới bỏ 2 túi đá bên trong giày ra ngoài là xong. Nếu sau khi giãn ra lần 1 mà giày vẫn còn hơi chật, mọi người có thể lặp lại các bước trên.

Dùng dụng cụ làm rộng giày chuyên dụng

Dụng cụ làm rộng giày bốn chiều chuyên dụng từng là một trong những mặt hàng đặc biệt tại các cửa hàng sửa giày nhưng trên thị trường hiện nay, bạn có thể mua và sử dụng chúng tại nhà với mức giá dưới 25 đô la (567k). Bạn sẽ dễ dàng tìm được các phiên bản dành cho giày nam lẫn giày nữ.

Với mức giá cao hơn một chút, bạn có thể tìm thấy các phiên bản cao cấp bằng gỗ tuyết tùng hoặc các loại gỗ và thép không gỉ khác.

Những dụng cụ này giúp bạn nới rộng chiều dài và chiều rộng của một đôi giày. Các nút cũng được thiết kế vô cùng đặc biệt (có nút cho người bệnh viêm khớp, biến dạng khớp bàn ngón chân ngón cái) nằm ở khu vực ngón chân.

Hãy xoay tay cầm điều chỉnh của dụng cụ chuyên dụng này. Cứ sau 8-12 tiếng, tiếp tục điều chỉnh kéo căng, làm rộng giày cho đến khi bạn có được chiều dài và chiều rộng như mong muốn.

Cách này có thể kết hợp với xịt kéo giãn giày hay các dung dịch chuyên dụng và nó được áp dụng hiệu quả nhất với giày da và giày thể thao.

Dùng dung dịch hay thuốc xịt chuyên dụng làm rộng giày

Trên thị trường luôn có sẵn nhiều loại dung dịch và thuốc xịt chuyên dùng để làm giãn da, vải hay thậm chí cả nhựa vinyl. Xịt (thuốc xịt) hay thoa (dung dịch) chúng vào những chỗ chật và sau đó mang giày bình thường.

Những sản phẩm này có thể được sử dụng kèm với máy kéo giãn giày và có thể điều chỉnh để giúp giày của bạn có độ giãn như mong muốn.

Cách nhận biết khi giày bị chật

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến ⅔ số lượng người mang giày quá chật chiếm khá cao trên tổng số người mang giày.

Mang giày chật có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm:

  • Phần mũi giày (chỗ chứa các ngón chân) quá chật hay không đủ cao (hoặc cả 2 cùng xảy ra)
  • chiều dài tổng thể của giày quá ngắn
  • hình dạng đôi giày không mang lại cảm giác thoải mái cho bàn chân bạn
  • độ cao của gót giày làm tăng áp lực lên các ngón chân và cả những phần khác của bàn chân

Nếu bạn cảm thấy không vừa vặn và thoải mái với đôi giày của mình, tốt nhất bạn nên bỏ chúng qua một bên. Một đôi giày không vừa vặn có thể gây hại cho bàn chân và khớp của bạn theo thời gian. Ngoài ra, việc mang giày quá chật sẽ khiến bạn khó chịu và có thể mất đi độ tư tin vốn có. Bạn sẽ luôn tìm thấy một đôi phù hợp hơn ở nơi khác.

Dấu hiệu nhận biết khi đôi giày không vừa vặn

Nếu có cảm giác như các ngón chân bạn không đưa thẳng ra trước, chúng bị đè hay chồng lên nhau thì có vẻ như giày của bạn đang quá chật. Khi bạn có một đôi giày vừa vặn, giữa các ngón chân sẽ có khoảng cách và chúng hướng ra trước, không bị xoay sang hai bên.

Nếu các ngón chân bạn chụm vào nhau bên trong đôi giày, thì có lẽ nó đã quá chật. Ngoài việc làm rộng giày dép, bạn cần giúp các ngón chân tách nhau ra một cách tự nhiên. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm:

  • Đặt các ngón chân trong tay bạn và nhẹ nhàng kéo tách chúng ra.
  • Tách và lắc các ngón chân.
  • Lắc ngón chân một chút mỗi ngày
  • Cởi giày và tất hoặc tất dài của bạn, để các ngón chân của bạn nhận được ánh sáng mặt trời và không khí cho thoáng.

3. Lời khuyên khi mua giày

  • Hãy dành thời gian và đừng bao giờ vội vàng khi mua giày. Cố gắng thử xem liệu đôi giày có vừa vặn hay không, trong khi bạn đang ở cửa hàng giày. Hãy cân nhắc trước về các chính sách hoàn trả khi mua giày.
  • Tìm chính sách đổi trả. Lúc bạn mua giày trực tuyến (qua mạng), hãy kiểm tra chính sách đổi trả. Một số người bán cung cấp dịch vụ đổi trả hàng miễn phí cho tất cả đôi giày của họ.
  • Trao đổi với người có kinh nghiệm trong việc mua giày. Ở một số cửa hàng giày, nhân viên bán hàng là những người rất có kinh nghiệm. Họ sẽ am hiểu hơn về những đôi giày trong cửa hàng hoặc trên thị trường, có thể đo chân của bạn và gợi ý những đôi giày phù hợp, vừa vặn với bạn.
  • Kiểm tra các cửa hàng chuyên môn. Nếu bạn có các vấn đề về chân, chẳng hạn như viêm khớp biến dạng khớp bàn ngón chân cái, hãy tìm các cửa hàng giày chuyên dụng có các loại giày chỉnh hình và kiểu dáng đặc biệt.
  • Tìm đôi giày có hình dáng mũi giày giống bàn chân của bạn. Để mang vừa vặn nhất có thể, hãy tránh những đôi giày có mũi nhọn, cong và có hình dạng bất thường. Những đôi có mũi giày rộng rãi là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Xác định thương hiệu hợp với bạn. Vì các thương hiệu khác nhau được biết đến với kiểu dáng, chiều rộng và hình dạng của giày khác nhau, bạn có thể tin tưởng vào các thương hiệu theo chuyên môn.
  • Mua giày nam. Nếu bạn có bàn chân rộng, hãy cân nhắc về việc mua giày thể thao nam. Chúng rộng hơn và có phần mũi giày lớn hơn.
  • Mua giày vào chiều tối hoặc buổi tối. Bàn chân của bạn có thể to hơn một chút vào buổi chiều và buổi tối so với lúc đầu vào ngày mới.

4. Các vấn đề xảy ra cho bàn chân khi bạn mang giày chật

Hãy cố gắng hạn chế mang giày cao gót. Mặc dù nó sẽ giúp bạn tự tin hơn nhưng bàn chân bạn sẽ phải trả giá cho việc đó về lâu dài. Vì vậy, hãy tử tế với bản thân và hạn chế sử dụng giày cao gót.

Đôi giày có thể quá rộng hoặc quá chật. Nếu chúng quá rộng thì bạn sẽ bị phồng rộp ngay chỗ giày cọ vào da.

Mang giày chật có thể gây ra nhiều hậu quả hơn, ví dụ:

  • Không thể đứng vẫn trên đôi chân.
  • Làm biến dạng các ngón chân, tạo ra các vết phồng rộp giữa các ngón chân và dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn cho các vấn đề về cấu trúc như ngón chân hình búa, ngón chân vồ và gai xương bàn chân.
  • Các tình trạng của bàn chân có thể trở nên nghiêm trọng hơn như:  bệnh viêm khớp biến dạng khớp ngón chân cái, hội chứng bàn chân bẹt, tình trạng bị tê, viêm và đau ở xương gót chân hay xương khớp ngón chân (xương đốt bàn chân).
  • Dẫn đến tình trạng mất đi sụn ở phần nối ngón chân và bàn chân kéo dài.

Đối với những mẹo xử lý giày không vừa chân ở trên, đa phần đều khiến cho da giày dãn nở, gây phá hủy cho cấu trúc da giày. Vì thế chỉ nên áp dụng 1- 2 lần lúc mới mua về. Khi đã tạo được kích cỡ mong muốn thì nên ngưng sử dụng. 

( Nguồn: meovat24h )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *